Tính toán thông số máy bơm nước thải trong hệ thống xử lý nước bệnh viện

Việc chăm sóc sức khỏe của mọi người hiện nay ngày càng được quan tâm nhờ sự đô thị hóa của xã hội và chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Từ nhu cầu đó, các trung tâm bệnh viện đã ra đời rất nhiều để có thể đáp ứng được yêu cầu của mọi người. Tồn tại song song với những lợi ích thiết thực đó là việc nước thải của bệnh viện khiến môi trường ô nhiễm nặng là một vấn đề cấp bách, cần được giải quyết. Để không làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn nên việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn của bộ tài nguyên và môi trường.

Bơm xử lý nước thải bệnh viện

 Loại bơm nước thải bệnh viện

1. Cách tính lưu lượng nước thải
Nhu cầu về nước để hoạt động trong bệnh viện quy định là q (l/giường)
Số giường bệnh nhân là n
=> lưu lượng nước thải (Qsh)= q x n (m3/ngày)
 Nhu cầu sử dụng nước dịch vụ 30% lượng nước sinh hoạt. Bởi vậy Qdv=30%Qsh
Từ đó ta có tổng lượng nước cần xử lý là: Qt = Qsh =+ Qdv = m3/ngày.
 2. Phương án thiết kế
 Có rất nhiều phương án thiết kế, tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn phương án giúp áp dụng và thỏa mãn được các điều kiện sau: diện tích của mặt bằng; nồng độ ô nhiễm; lưu lượng của nước…
 
Trong các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thì bể hiếu khí Biofor có ảnh hưởng rất nhiều tới kinh phí đầu tư nên việc thiết kế vừa đủ không dư sẽ tránh được sự lãng phí kinh phí đầu tư.
Ưu điểm của hệ thống bể hiếu khí Biofor
+ Được thiết kế trên cơ sở dữ liệu công nghệ hiện đại nhất đang được áp dụng trên thế giới
+ Quy trình của hệ thống này đạt hiệu quả xử lý cao và dễ vận hành, kiểm soát cân bằng quá trình vạn hành do chế độ thủy lực ổn định. Bởi bề mặt riêng vật liệu đệm rất lớn nên sinh ra khối vi sinh rất lớn. Khả năng chịu sốc của vi sinh thường cao hơn so với các phương pháp hiếu khí bùn truyền thống Aerotank và xử lý theo mẻ SBR kể cả dạng công nghệ tích hợp của hai loại trên. Với những công nghệ sinh học đã cũ này thì khi bị sốc sẽ khiến vi sinh dễ bị chết và quá trình khôi phục lại vi sinh tốn khá nhiều thời gian cũng như chi phí và đòi hỏi nhân viên vận hành phải có tay nghề cao, và nhiều kinh nghiệm.
 + Lượng bùn vi sinh của quá trình này giảm hơn 50% so với các công trình sinh học dạng truyền thống khác như: Aerotank; SBR; hoặc AST. Từ đó, giảm được chi phí về việc quản lý và xử lý bùn.
+ Với công nghệ lọc sinh học theo chiều cao và vật liệu đệm có bề mặt riêng lớn khiến nồng độ vi sinh cao, ổn định sẽ cho phép giảm thời gian lưu nước, giảm được chi phí đầu tư xây dựng. Các công nghệ sinh học truyền thống như: Aerotank; SBR hoặc ASTcần nhiều diện tích cho các bộ phận như: bể sinh học, bể chứa…

Như trên là những tiêu chí để bạn chọn lựa một dòng máy bơm nước thải. Với những yêu cầu kỹ thuật khắt khe về độ PH thường rất nhỏ của axit của nước thải bệnh viện. Nếu bạn chọn lựa sai máy bơm sẽ dần đến máy bơm sẽ bị hư hỏng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn máy bơm nước phù hợp nhất.

Nơi xuất bản
Phòng kỹ thuật