Bố trí đầu mối các công trình trạm bơm nước công nghiệp
Bố trí các đường ống hệ thống máy bơm nước công nghiệp cho phù hợp và hợp lý nhất đảm bảo chất lượng và thi công ổn đinh nhất của công trình trạm máy bơm cấp nước.
3.2.1. Tùy thuộc vào công suất trạm bơm và những đặc tính của nguồn nước, thông thường sử dụng những sơ đồ bố trí các công trình thủy công thuộc các trạm bơm như sau:
– Công trình lấy nước kiểu lòng sông kết hợp với nhà trạm bơm: kiểu này nên dùng khi dao động mực nước ở nguồn lớn; khi bờ sông, hồ không ổn định; khi bãi sông bị ngập có bề rộng lớn hơn 300 m; khi chiều sâu gần bờ không đủ và khi không có những điều kiện thuận lợi để xây dựng trạm bơm kiểu đặt ở bờ sông và công trình dẫn nước vào trạm bơm. Chỉ sử dụng công trình lấy nước kiểu lòng sông sau khi đã so sánh kinh tế kỹ thuật với các kiểu công trình khác và sau khi đã có ý kiến thỏa thuận của các tổ chức sử dụng tổng hợp nguồn nước có liên quan. Thường theo sơ đồ nói trên chỉ áp dụng đối với các trạm bơm có công suất lớn hơn 3 m3/s;
– Công trình lấy nước kiểu lòng sông và trạm bơm đứng riêng rẽ, đặt ở bờ sông: Sơ đồ này cần được áp dụng trong trường hợp nếu chứng minh được tính bất hợp lý của việc tăng kích cỡ công trình kiểu lòng sông khi kết hợp với nhà trạm bơm, khi khó đi tới các công trình đó và khi có khả năng bố trí các công trình dẫn nước tự chảy đến trạm bơm đặt ở bờ. Trong trường hợp này công trình lấy nước được xây dựng theo kiểu lấy nước loại ngập. Công suất của công trình lấy nước kiểu này không quá 3 m3/s.
3.2.2. Trong trường hợp theo yêu cầu của cơ quan quản lý có công trình lấy nước phải đặt chìm ở độ sâu lớn. Và nếu có nguy cơ phần đầu công trình lấy nước dễ bị bồi lấp và dễ bị rác làm tắc thì các kiểu công trình lấy nước loại ngập có thể được thiết kế với công suất lớn hơn với một trong những trường hợp sau:
– Công trình lấy nước kiểu gầu và trạm bơm đứng riêng rẽ đặt ở bờ nên sử dụng khi điều kiện lấy nước khó khăn, Điều 5.6;
– Công trình lấy nước ở bờ kết hợp với nhà trạm bơm được sử dụng khi ở nguồn nước có đủ độ sâu, khi bờ sông ổn định và dao động mực nước đến 5 m;
– Trường hợp trạm bơm nổi được sử dụng lấy nước sông và hồ chứa khi dao động mực nước lớn 5 m, khi lòng sông bị xói lở và khi chiều sâu lấy nước không nhỏ hơn 1 m. Công suất các trạm bơm nổi không vượt quá 10 m3/s đến 18 m3/s;
– Công trình lấy nước ở bờ và trạm bơm đứng riêng lẻ ở bờ được sử dụng trong những điều kiện như kiểu kết hợp nhưng khi bãi sông rộng hơn 300 m và khi điều kiện thủy văn không thuận lợi;
– Công trình lấy nước loại đơn giản lấy nước từ nguồn nước mặt có bờ ổn định được sử dụng khi dao động mực nước không lớn, việc lấy nước thực hiện từ nguồn nước mặt trực tiếp bằng các ống hút.
3.3. Bố trí đầu mối trạm bơm trong một số trường hợp đặc biệt
3.3.1. Khi lấy nước ở sông miền núi có nhiều cuội đá và chiều sâu nhỏ, phải sử dụng công trình lấy nước kiểu đáy với nhà trạm bơm đặt riêng biệt. Lưới chắn rác của công trình lấy nước kiểu đáy phải đặt nằm ngang, hoặc với độ dốc 0,2 theo chiều dòng chảy. Khi xây dựng đập dâng phải đặt dưới chắn rác ở trên ngưỡng của đập. Việc dẫn nước đến trạm bơm được thực hiện nhờ kênh hở, kênh này có thể dùng làm bể lắng cát. Không nên sử dụng ống tự chảy thay cho kênh hở.
3.3.2. Khi dòng chảy mặt không đủ hoặc khi độ bẩn của nước đạt tới mức không cho phép hoặc do những nguyên nhân khác cản trở việc sử dụng những công trình lấy nước kiểu bình thường có thể sử dụng công trình lấy nước kiểu thấm lọc.
3.3.3. Những trạm bơm lấy nước từ hồ chứa hoặc kênh và nằm về phía chịu áp lực (thượng lưu của các công trình bê tông) thường chọn theo kiểu kết hợp, còn trong trường hợp đập đất thì chọn theo kiểu riêng rẽ bằng cách đặt nhà trạm bơm lọt vào trong mái hạ lưu của đập.
3.3.4. Việc sử dụng các trạm bơm kiểu lòng sông cần phải được luận chứng.
3.3.5. Công trình lấy nước và những công trình quan trọng nhất của trạm bơm cấp II và III cũng như những công trình lấy nước của trạm bơm cấp IV đặt trên sông lớn và hồ chứa lớn phải được nghiên cứu trên mô hình thủy lực.
3.3.6. Khi xây dựng những công trình lấy nước và dẫn nước cần phải tính đến khả năng các bề mặt tiếp xúc với dòng chảy có thể sẽ bị sò, hến, rong rêu bao phủ và phải dự kiến các biện pháp chống lại chúng (clo hóa, rửa bằng nước nóng hoặc sơn bằng loại sơn đặc biệt).
3.3.7. Trong trường hợp hàm lượng bùn cát trong nước sông vượt quá yêu cầu bơm (các hạt có đường kính ≥ 0,2 mm) thì đầu mối lấy nước phải bố trí bể lắng cát.
3.3.8. Không xây dựng các công trình ở trong vùng có dòng đất đá (do mưa lớn gây ra) nếu chưa thực hiện những biện pháp bảo vệ.
3.3.9. Để bảo vệ nhà trạm bơm và các công trình khác của đầu mối thủy lực đề phòng trường hợp các công trình chịu áp bị vỡ, bị sự cố, phải dự kiến các biện pháp ngăn ngừa tác dụng nguy hại của dòng chảy tập trung xói vào công trình.
3.3.10. Việc lựa chọn kiểu công trình và việc bố trí các thành phần công trình trong đầu mối trạm bơm phải đảm bảo thuận lợi nhất cho vận hành cũng như đảm bảo các chỉ tiêu khai thác trạm bơm đạt hiệu quả. Phối cảnh các công trình thuộc đầu mối cần quan tâm tới hình dáng kiến trúc, thẩm mỹ phù hợp với cảnh quan thiên nhiên khu vực, nhưng phải đảm bảo tiết kiệm và hợp lý về đầu tư.
3.3.11. Khi nghiên cứu thiết kế đầu mối các công trình trạm bơm cần phải tính toán tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng. Cần quan tâm đến yếu tố môi trường và kiến trúc của công trình, nên dự kiến trồng cây xanh trong khu vực. Cần chọn những loại cây phù hợp với khí hậu, diện tích trồng cây có thể lấy bằng 15% đến 20% diện tích xây dựng hoặc theo yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng trạm bơm.
Như vậy chúng ta đã thiết kế được tram bơm nước công nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng công trình, an toàn cho người sử dụng tại thị trường việt nam.
Nhà cung cấp máy bơm nước công nghiệp tại thị trường việt nam
Công Ty Cổ Phần Matra Quốc Tế
Dc : 232 – Nguyên xiển – Thanh Xuân – Hà Nội
PKD : Mr. Trường – 0975 376 282
Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn và chọn thiết bị phù hợp nhất