Tủ điện điều khiển cho máy bơm chìm, bơm cấp nước hoặc bơm nước thải

Tủ điện điều khiển cho máy bơm chìm, bơm cấp nước hoặc bơm nước thải

Tại việt nam hiên nay có 2 loại máy bơm thường xuyên được sử dụng đó là bơm chìm sử dụng điện 1 pha và bơm chìm sử dụng điện 3 pha. Đối với máy bơm chìm nào sử dụng điện áp 1 pha 220V thì sẽ được sử dụng bình thường, bạn có thể lắp tủ cho máy bơm hoặc không cần dùng đến tủ điện điều khiển. Nhưng đối với dòng máy bơm sử dụng điện áp 380V thì lên sử dụng tủ điện điều khiển để bảo vệ máy bơm và giúp cho máy bơm vận hành ổn định hơn, hiệu quả hơn.

Sử dụng tủ điện điều khiển với mục đích:

1. Đóng, ngắt hệ thống các máy bơm một cách an toàn, cảnh báo nguy hiểm với động cơ máy bơm.

2. Chống mất pha, ngược pha khi sử dụng điện 3 pha 380V, bảo vệ động cơ máy bơm được ổn định, ngăn ngừa tình trạng chập cháy trong động cơ máy bơm chìm.

3. Đảm bảo vận hành hệ thống các máy bơm chìm một cách an toàn, giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.

4. Sử dụng tủ điều khiển có biến tần về lâu dài sẽ rất tiết kiện điện năng, không ép máy bơm làm việc tại điều kiện max, giúp tăng tuổi thọ cho máy bơm chìm.

Cấu tạo cơ bản của một tủ điều khiển máy bơm chìm.

– Vỏ tủ

– Các linh kiện trong tủ

+ Đèn báo pha

+ Đồng hồ V, Đồng hồ A

+ Nút ấn chạy, nút ấn dừng

+ Atomat

+ Khởi động từ

+ Rơ le trung gian

+ Vật tư phụ, thiết bị chống mất pha.

Chế độ hoạt động của tủ điện điều khiển

+ Chế độ Auto: Đầy là chế độ hoạt động theo nguyên lý và được hoạt động tự động

Tự động bảo vệ bơm trong trường hợp mất pha, ngược pha. Tự động chạy luân phiên khi trên cụm bơm có nhiều hơn 1 máy bơm. Tự động bơm nước và ngắt bơm từ bể cấp lên bể chứa, khi có tín hiệu phao báo cạn của bể cấp  và tín hiệu phao báo đầy của bể chứa.

+ Chế độ điều khiển thủ công : Đây là chế độ vận hành từng thiết bị của máy bơm bằng nút bấm riêng biệt và bằng tay.

Cách sử dụng điều khiển (tủ điện) cho máy bơm chìm. 

Trước khi khởi động kệ thống hãy kiểm tra các yếu tố sau đây :

– Kiểm tra vị trí của các van 2 chiều

– Đóng áp-tô-mát nguồn

– Kiểm tra điện áp : 360V≤ U≤ 400V

Sau khi kiểm tra mọi thứ đều ổn ta tiến hành khởi động hệ thống từ tủ điện :

– Dùng nút ấn ON màu xanh để khởi động máy.

– Kiểm tra chiều quay của máy (đối với bơm đặt cạn).

– Kiểm tra lưu lượng của máy (đối với bơm thả chìm), nên đảo chiều quay để tìm ra chiều quay có lưu lượng lớn hơn ( lưu ý đối với máy bơm thả chìm khi động cơ quay ngược cũng cho lên nước, nhưng áp suất nước bơm rất yếu).

– Kiểm tra dòng điện (I) : I ≤ I (định mức). Nếu I > I (định mức) phải khép bớt van hai chiều nhằm hạn chế bớt lưu lượng đầu ra, đưa về : I ≤ I (định mức).

Khi muốn dừng máy :

– Dùng nút OFF màu đỏ để dừng máy

– Ngắt áp-tô-mát để nâng cao tuổi thọ của đèn báo và rơ le trung gian.

Một số chú ý khi sử dụng điều khiển (tủ điện) cho máy bơm chìm

– Chỉ chạy máy ở điện áp : 360 ≤ U ≤ 400V

– Khi khởi động mà khởi đông từ có hiện tượng đóng cắt liên tục (như dã giò) thì phải kiểm tra lại điện áp nguồn (sụt điện áp khi khởi động hoặc có mối nối tiếp xúc kém) trong trường hợp này cần phải tăng tiết diện dây dẫn, sử dụng tủ đấu nối hình sao/ tam giác hoặc đấu nối lại các mối nối tiếp xúc kém.